class 9a
chào mừng bạn đến với con người 9a...nếu bạn chưa có tài khoản hãy đăng kí nào trong quá trình đăng kí nếu chưa có email mời bạn nhập là khanhduyfc1@gmail.com bạn đã có tài khoản thì mời bạn đăng nhập vào diễn đàn
class 9a
chào mừng bạn đến với con người 9a...nếu bạn chưa có tài khoản hãy đăng kí nào trong quá trình đăng kí nếu chưa có email mời bạn nhập là khanhduyfc1@gmail.com bạn đã có tài khoản thì mời bạn đăng nhập vào diễn đàn
class 9a
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


diễn đàn học sinh class 9a THCS núi Đối xin kính chào quý khách
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 lịch sử ngày giáng sinh

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 60
Join date : 24/11/2010
Age : 27
Đến từ : chủ tịnh CLB khánh Duy FC

lịch sử ngày giáng sinh Empty
Bài gửiTiêu đề: lịch sử ngày giáng sinh   lịch sử ngày giáng sinh I_icon_minitimeSat Dec 04, 2010 1:46 pm

Ở các nước phương Tây theo đạo Thiên Chúa, ngày 25/12 hàng năm được gọi là ngày Giáng Sinh. Đây được coi như ngày lễ lớn nhất trong năm. Ngày nay, không chỉ phương tây mà khắp tòan cầu, không chỉ người Thiên chúa giáo mà cả những người theo tôn giáo khác cũng vui mùa Giáng sinh. Đáp ứng thư của nhiều bạn trẻ không theo đạo Thiên chúa muốn hiểu rõ hơn về nguồn gốc ngày lễ này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết sau đây của
CANON - HÀNG CHÍNH HÃNG - BẢO HÀNH CHÍNH HÃNG
bạn đọc người công giáo J.B. Nguyễn Hữu Vinh.


Noel. Ảnh: partirencroisiere.fr
Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Nô-el, hay Nô-en (từ tiếng Pháp Noël, là viết tắt từ gốc Em-ma-nu-el , nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta) là một ngày lễ quốc tế kỷ niệm ngày Chúa Giê-su sinh ra đời của phần lớn người Cơ Đốc giáo . Họ tin là Giê-su được sinh tại Bethlehem thuộc tỉnh Judea của Đế quốc La Mã giữa năm 6 TCN và năm 6 .

Một số nước ăn mừng ngày này vào 25 tháng 12 , một số nước lại vào tối ngày 24 tháng 12 . Tuy nhiên, những người theo Chính Thống giáo Đông phương vẫn sử dụng lịch Juliêng để định ngày này, cho nên họ tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory . (Theo Wikipedia)


Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Nô-el, hay Nô-en (từ tiếng Pháp Noël, là viết tắt từ gốc Em-ma-nu-el , nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta) là một ngày lễ quốc tế kỷ niệm ngày Chúa Giê-su sinh ra đời của phần lớn người Cơ Đốc giáo . Họ tin là Giê-su được sinh tại Bethlehem thuộc tỉnh Judea của Đế quốc La Mã giữa năm 6 TCN và năm 6 .

Một số nước ăn mừng ngày này vào 25 tháng 12 , một số nước lại vào tối ngày 24 tháng 12 . Tuy nhiên, những người theo Chính Thống giáo Đông phương vẫn sử dụng lịch Juliêng để định ngày này, cho nên họ tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory . (Theo Wikipedia)

Đã hơn 2 ngàn năm kể từ ngày Chúa hài đồng Giê-su được sinh ra trong máng cỏ của một hang lừa tồi tàn nơi Betlehem, sống nhờ vào làn hơi sưởi ấm của chiên, lừa nơi hang đá mà các mục đồng đưa đến. Chúa hài đồng đã lớn lên sống cuộc đời lao động, nghèo hèn nơi trần thế, đã sớm chịu những sự thiếu thốn khi sinh ra, chịu những sự̣ thù ghét, truy lùng gắt gao. Ngài đã đến và đã chịu chết để thể hiện một tình yêu thương vô bờ bến với nhân loại chúng ta.

Hằng năm, ngày sinh của Ngài vẫn được cả thế giới này kỷ niệm rộn rã khắp mọi nơi. Sự sống mãnh liệt đó có thể hiểu được, chính vì Ngài đã sinh ra để đem lại Hoà bình và tình yêu thương cho loài người. Người đã sống cùng những người nghèo, những lớp người bần cùng, lao khổ. Hơn 2 ngàn năm trước, từ trong máng cỏ lạnh lẽo đêm Betlehem, thông điệp người đưa ra cho nhân loại: Hãy sống đơn sơ cùng với những người cùng khổ, cần lao, hãy mang hoà bình đến cho nhân loại, hãy "đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp..."

Đã từ lâu, ngày lễ Giáng sinh, đồng nghĩa với Hoà bình, đó là ngày mà các thế lực thù̀ địch với nhau đến đâu cũng có thể thống nhất được mộ̣t điều: Hoà bình.

Chuyện kể rằng: Trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870-1871), vào một ngày Giáng sinh tại mặt trận ác liệt, một lính Pháp bỗng nhảy lên khỏi chiến hào, hát to lên bài Cantique de Noel (Thánh ca đêm Noel) của nhạc sĩ người Pháp - Adolphe Adam - bản carol rất quen thuộc của người Pháp. Từ bên kia chiến tuyến, không có phát đạn nào của lính Phổ đã bắn vào anh ấy. Và thật bất ngờ, một lính Phổ cũng đã vụt đứng lên khỏi chiến hào đáp lại bằng bài carol cổ truyền của Phổ: bài Vom himmel hoch (Từ Thiên đường trên cao) – do Martin Luther viết. Trong khoảnh khắc đặc biệt này, một sự kiện hi hữu đã xảy ra: khi hai bài hát của hai anh lính chiến đối địch vang lên, toàn thể các chiến hào lặng im phăng phắc và sau đó là một tràng pháo tay vang dội thay thế cho những tiếng bom đạn gào thét trước đó…

Hoà bình là một nhu cầu tất yếu, một đích đến của nhân loại, con người sinh ra ai cũng mong muốn được sống trong sự bình an. Nhưng thực tế thế giới quan không chiều theo mong muốn chung của mỗi người. Đây đó, lúc này hay lúc khác, hoà bình vẫn luôn bị đe doạ và xâm phạm. Thông điệp Hoà bình của Đức Giêsu, phù hợp mơ ước của mọi người, mọi dân tộc, vì vậy đã có sức sống mãnh liệt. Trải hơn 2000 năm tồn tại, khát vọng hoà bình hàng năm vẫn vang lên trên mọi nẻo đường thế giới từ thành thị đến nông thôn, từ những dân tộc văn minh đến những bộ lạc còn hoang sơ.

Những ngày này, khi tiếng chuông Noel rộn rã cất lên trên khắp mọi miền của quả địa cầu này, chúng ta hoà chung tất cả những ai thiện chí một ý niệm cầu mong cho Hoà bình nhân loại:

Vinh danh Thiên Chúa trên Trời
Bình an dưới thế, cho người Thiện tâm

Khi Giáo sĩ Inikhu bước những bước chân truyền giáo đầu tiên vào Việt Nam, (Theo Khâm Định Việt sử thông giám cương mục là vào năm 1533) đến giảng đạo ở vùng Ninh Cường, Quần Anh thuộc Bùi Chu ngày nay. Những ai đã nghiên cứu lịch sử truyền giáo ở Á Châu nói chung và Việt Nam nói riêng trong thời gian hơn 470 năm qua thì thấy rằng các nhà truyền giáo đã gặp muôn vàn khó khăn, tưởng như không thể vượt qua được, và nhận thấy người bản xứ chấp nhận tôn giáo mới không đơn giản như nhiều người tưởng. Chắc ông khó có thể tưởng tượng được sau hơn 470 năm, ngày lễ Noel, ngày lễ của những người theo đạo Thiên Chúa đã trở thành một trong những ngày văn hoá chung của mọi người Việt Nam, không kể lương, giáo, không kể già, trẻ, gái trai đều biết đến và nghĩ đến nó với những niềm vui của một ngày hội: Ngày hội hoà bình, ngày hội của tình yêu thương.

Những ngày cuối tháng 12 dương lịch, tiễn đưa năm cũ vào quá khứ, chuẩn bị đón một năm mới, khắp nơi nơi, từ những quán bar, những góc phố, những làng quê nhỏ bé vang lên những bài hát Holy Night, Silent Night, Đêm thánh thiện, Đêm an bình rộn rã. Trên khắp các đường phố Hà Nội, những chùm đèn nhiều màu, những ông già Tuyết, những cỗ xe tuần lộc được trưng bày như một điều không còn lạ lẫm với mọi người. Trên các dãy phố, những nơi công cộng, lũ lượt những dòng người như đi trẩy hội, náo nức đua chen nhau trên đường. Thời tiết Hà Nội đêm Noel thường đi với rét lạnh, nhưng điều đó càng như thêm một nét đặc sắc riêng cho lễ Giáng sinh của Hà Nội. Dạo qua phố phường Hà Nội đêm trước Noel, nơi nơi tràn ngập đèn và hoa, nhạc... Hà Nội tưng bừng, Hà Nội rộn rã niềm vui Noel với một không khí thanh bình đón Chúa Hài Đồng.

Qua những thăng trầm trong lịch sử, người Công giáo Việt Nam đã vượt qua thật ngoạn mục, kiên cường, thật sự hoà nhập với cộng đồng dân tộc Việt Nam và đã có những đóng góp lớn lao cho đất nước hưng thịnh, cho dân tộc hùng cường. Những hoạt động của người Công giáo trong các lĩnh vực nhân đạo, cứu trợ, chống lối sống dung tục vật chất hoá, lối sống hưởng thụ đang len lỏi gặm nhấm dần những giá trị đạo đức truyền thống trong mỗi gia đình và toàn xã hội để xây dựng một xã hội chung có tính nhân bản hơn.

Người Công giáo Việt Nam tìm được niềm tin và có những quan niệm, cách sống phù hợp đức tin cũng như đạo đức xã hội của mình, vì vậy những hành động của họ trở nên tự giác và thiết thực. Họ nhiệt thành trong các công tác xã hội, công tác từ thiện và sự giúp đỡ những nạn nhân của các tệ nạn xã hội với một tâm hồn nhiệt thành và niềm tin mãnh liệt vào tình yêu thương con người theo lời răn của Thiên Chúa: “Các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con”.

Ngay từ những ngày đầu tháng 12, nhiều những tổ chức, hội đoàn đã có những kế hoạch cho Noel, đến với những người nghèo, những người tàn tật cô đơn, đã được khởi động nhộn nhịp. Các giáo xứ, mỗi giáo dân đón Noel với những hành động thiết thực với những người cô đơn, những người bệnh phong, những bệnh nhân HIV, AISD... bằng những "chương trình Món quà nhỏ Noel" của các bạn trẻ trong các giáo xứ, giáo họ và những cộng đồng dân cư trên toàn quốc.

Những ngày này trên khắp mọi miền đất nước, khi đất nước chưa vượt qua những khó khăn của giai đoạn phát triển mới, đất nước còn nhiều gian khó, đây đó vẫn còn nhiều mảnh đời bất hạnh, những chú bé không nhà, những trẻ em đường phố... những người bất hạnh bởi thiên tai, chiến tranh và muôn ngàn lý do khác. Với tinh thần hoà bình và yêu thương của mùa Noel, chúng ta hãy nhớ đến họ bằng những hành động thiết thực nhất. Một manh áo mùa đông, một miếng bánh khi đói lòng, một ánh mắt thân thiện, theo tinh thần của Đức Giê-su: "Hãy yêu thương người khác như chính bản thân mình".



Về Đầu Trang Go down
https://9a4rum.forumvi.com
 
lịch sử ngày giáng sinh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» THÔNG BÁO:Lịch trình và thưc đơn chương trình giáng sinh
» từ ricky...ngày không vội
» Ngày lễ ngọt ngào
» Học sinh thời @_giật mình khi nhìn lại!!!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
class 9a :: Góc Học tập-
Chuyển đến